Ví dụ Giai_điệu

Các phong cách âm nhạc khác nhau sử dụng các giai điệu theo những cách khác nhau. Ví dụ:

Những nghệ sĩ nhạc jazz dùng thuật ngữ “lead” hay “head” để chỉ những Giai điệu chính được dùng như một điểm bắt đầu cho lối biểu diễn ngẫu hứng(improvisation).

Nhạc Rock, nhạc có giai điệu và các loại nhạc khác của dòng nhạc phổ thông hay nhạc đồng quê có khuynh hướng chọn một hay hai Giai điệu(Một đoạn nhạc(verse) và điệp khúc(chorus) của nó) và dinh liền với chúng; nhiều thể loại đa dạng có thể xuất hiện trong lời bát hát hoặc các câu nhạc.

Nhạc cổ điển Ấn Độ xem trọng Giai điệu và Điệu và đánh giá thấp phần hòa âm, vì bài nhạc không có nhiều hợp âm.

Dòng nhạc “gamelan” của người Bali(Indonesia) thường dùng những sự đa dạng và sự thay thế phức tạp của một Giai điệu duy nhất được chơi cùng một lúc, được gọi là “heterophony”.

Trong nhạc cổ điển Phương Tây, các nhạc sĩ thường giới thiệu một Giai điệu ban đầu, hay một Giai điệu chính, và sau đó tạo ra sự biến thể. Âm nhạc cổ điển thường có nhiều lớp Giai điệu, gọi là polyphony, như là việc phối hợp cùng một lúc nhiều Giai điệu, một thể loại được gọi là “counterpoint”. Thông thường, những Giai điệu được tạo ra từ những “cấu trúc chung” hay những đoạn Giai điệu ngắn, như là đoạn mở đầu “Fifth Symphony” của Beethoven. Richard Wagner đã từng phổ biến khái niệm “leitmotif”: một cấu trúc hay một Giai điệu liên quan đến một chủ đề, một người hay một địa điểm nhất định.

Khi trường độ và cao độ của âm nhạc trung đại(common practice period)  trong cả dòng nhạc phổ thông và dòng nhạc cổ điển là yếu tố quan trọng nhất của các Giai điệu, trong Âm nhạc đương đại của thế kỉ 20 và 21, trường độ và cao độ đã trở nên ít quan trọng mà âm sắc mới được xem trọng, nói đúng hơn là yếu tố chính của Giai điệu. Một số ví dụ có thể đưa ra là Âm nhạc thực nghiệm(musique concrete), Giai điệu màu sắc(klangfarbenmelodie), “Eight Etudes and a Fantasy” của Elliott Carter(Những bài nhạc này chỉ có một nốt), String Quartet 1931 của Ruth Crawford-Seeger(sau này được sửa lại thành  Andante for string orchestra), những bài nhạc này có những Giai điệu được tạo ra từ những nốt có cao độ giống nhau chỉ có sự thay đổi về mặt cường độ, và “Aventures” của  György Ligeti, trong bài hát có sự lặp lại của các âm để tạo nên chuỗi âm liên tiếp.